Hướng dẫn cách sử dụng cờ lê,mỏ lết

Cờ lê, mỏ lết là một dụng cụ cầm tay không thể thiếu trong việc sửa chữa và gia công kim khí. Tuy nhiên không phải là ai cũng biết sử dụng chúng đúng cách.

1. Giới thiệu về cờ lê, mỏ lết

– Cờ lê, mỏ lết là một trong những dụng cụ cầm tay được sử dụng rộng rãi nhất. Chức năng chính của nó là giữ và xoay các đai ốc, bu lông, chốt và các chi tiết có ren. Từ khi vít có ren được sử dụng đóng vai trò như nêm không phục hồi, nó có thể bị chờn ren hoặc hư hỏng một phần do bị tác dụng bởi lực mô men xoắn quá mức. Do đó một chiếc cờ lê tốt được thiết kế để giữ các lực đòn bẩy và tải trọng dự định tác dụng trong ngưỡng an toàn.
– Các loại cờ lê tiêu chuẩn có thể dùng cho mọi hoạt động và dịch vụ, với đồng thời cho các hệ Inch Mỹ và hệ mét. Các cờ lê đặc biệt cũng được chế tạo để phục vụ việc sửa chữa các thiết bị được sử dụng rộng rãi nhất định.

2. Các nguyên tắc an toàn khi sử dụng cờ lê

– Chọn cỡ cờ lê, mỏ lết phù hợp: Để tránh việc làm biến dạng đai ốc và gây tổn thương cho bản thân bạn thì bạn nên chọn cỡ cờ lê phủ hợp với đai ốc cần vặn siết. Hãy chú ý đến thông số kỹ thuật của cờ lê để biết được khả năng của cờ lê có thể đáp ứng được cỡ của đai ốc nào. Ngoài ra, khi sử dụng mỏ lết bạn nên lưu ý là phải xoay con ốc điều chỉnh cỡ ngàm để 2 ngàm của mỏ lết tiếp xúc chặt với đai ốc và sau đó hãy tiến hành gia lực (vặn, siết). Với 2 điều này đã giúp bạn không bị trượt cờ lê, mỏ lết khi sử dụng và cũng phòng ngừa tay của bạn bị bầm tím do va chạm khi bị trượt.

– Sử dụng lực kéo, không sử sử dụng lực đẩy: Khi sử dụng cờ lê, mỏ lết, cần siết thì bạn thường có khuynh hướng sử dụng lực kéo về phía vị trí của mình. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế việc bị trượt tay khi phải dùng lực đẩy về hướng đi xa cơ thể. Tuy nhiên, nếu bắt buộc phải dùng lực đẩy thì bạn nên tạo tư thế bàn tay như hình và để phần màu cam của lòng bàn tay tiếp xúc dụng cụ. Điều này sẽ không gây tổn thương cho bạn khi bắt buộc phải dùng lực đẩy.

– Không tạo thêm lực bằng cách nối dài dụng cụ. Có lẽ bạn đã bắt gặp ở đâu đó hình ảnh một anh thợ sửa xe tải sử dụng 1 ống sắt dài lồng vào cán của cây cờ lê để tăng thêm lực siết (quy tắc cánh tay đòn). Bản phải bỏ ngay hình ảnh đó ra khỏi đầu vì nhiều lý do.

  • Thứ nhất bạn sẽ không muốn cán của cờ lê bị uốn cong thành hình chữ “C” hoặc tệ hơn là bị gãy cán.
  • Thứ hai thêm cánh tay đòn đồng nghĩa với tăng thêm lực, bạn có nguy cơ làm đai ốc hình lục giác trở thành hình tròn do ngàm cờ lê gây ra.
  • Thứ ba do thanh nối dài không có sự liên kết chặt chẽ với cờ lê thì nó có thể bị trượt ra khỏi cán cờ lê trong quá trình sử dụng và gây nguy hiểm cho bản thân bạn hoặc người xung quanh. Nếu bạn cần thêm lực thì hãy chọn 1 cây cờ lê với cỡ to hơn. Nếu bạn gặp phải 1 con ốc “cứng đầu” thì bạn nên sử dụng chất tẩy rỉ sét, kết hợp với 1 số chất bôi trơn, chờ đợi trong vài phút và thử lại.

– Không dùng búa để đóng cờ lê, mỏ lết. Trừ khi bạn đang sử dụng cờ lê chuyên dụng có thể dùng búa để đóng, bạn không nên dùng búa để đóng vào cờ lê hay mỏ lết vì điều này sẽ gây biến dạng đai ốc và làm hỏng dụng cụ của bạn.

– Không nên sử dụng mỏ lết, cờ lê đã bị thay đổi thông số bởi người dùng. Bạn có thể mài bớt ngàm của cờ lê, mỏ lết để có thể tăng cỡ ngàm của dụng cụ, uốn cong dụng cụ để phù hợp với công việc. Nhưng đây không phải là cách làm đúng, bạn nên tìm hiểu thông số kỹ thuật của các dụng cụ để chọn đúng dụng cụ mình cần.
– Không bao giờ được để kênh, hoặc nghiêng cờ lê đầu mở. Hãy chắc chắn rằng đai ốc hoặc phần đầu cờ lê được đặt ngay ngắn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *